Đào tạo VIDEO Marketing Vũ Trung Hiếu

  • QUÀ TẶNG
  • KHÓA HỌC
    • V3D Smartphone
    • V3D Camera
    • V3D VIP
  • TÁC GIẢ
  • LIÊN HỆ

Căn bệnh “vô phương cứu chữa” trong Video Marketing

01/07/2017 by vutrunghieu

Bài viết này hơi kỹ thuật một chút nhưng vì nó quá phổ biến nên tôi vẫn phải ghi lại cho các bạn biết và phòng tránh. Căn bệnh này hầu như ai quay Video cũng phải gặp ít nhất 1 lần! Đa số là vài lần (mà không biết).

Đã bao giờ bạn đưa máy quay lên quay màn hình tivi chưa? Có thầy nhiều sọc ngang nối đuôi nhau chạy từ dưới lên không? Đó! Nó chính là căn bệnh mà chúng ta đang nhắc đến, nếu gặp rồi thì bạn cũng đang nằm trong danh sách “bệnh nhân” của chúng ta rồi đấy.

Tên của căn bệnh đó chính là “flicker” (hay tiếng Việt thường gọi là “THỞ”). Vì một số lý do kỹ thuật, Flicker khiến cho Video của bạn bị những sọc đen đáng ghét chạy lên chạy xuống, phá hủy toàn bộ cảnh quay của bạn. Cho đến hiện tại thì đây vẫn là căn bệnh “vô phương cứu chữa” trong Video Marketing. Quay Video xong rồi mà bạn mới phát hiện ra cảnh quay của mình bị thở thì có nghĩa là…bạn nên chuẩn bị tâm lý “quay lại từ đầu” đi là vừa.

Hiện tượng Flicker (thở)

Căn bệnh này mới chỉ có cách phòng bệnh, chứ chưa có cách chữa bệnh. Vì vậy, bạn cần trang bị ngay cho mình kiến thức để phòng tránh! Có 3 cách để phòng tránh:

Cách 1: Auto và chờ đợi. Nếu bạn quay Video bằng điện thoại thì tốt nhất nên chọn chế độ quay Auto (tự động), hướng camera điện thoại về phía “nguồn bệnh” (Nơi tạo ra Flicker thường là đèn trắng, đèn huỳnh quang trong nhà bạn) và cuối cùng, chờ 5-10 giây để điện thoại của bạn tự nhận diện thông số phù hợp, trên màn hình mất dần hiện tượng Flicker rồi hẵng bấm quay. Vậy là xong, hết thở!

Cách 2: Điều chỉnh thông số. Nếu bạn dùng máy quay từ bán chuyên đến chuyên nghiệp có chế độ chỉnh tay thì trong 3 thông số sau:

+ ISO (độ nhiễu)
+ Tốc độ màn chập (shutter)
+ Khẩu độ (F)

Thông số Shutter chính là “thủ phạm” gây ra hiện tượng thở trên Video của bạn. Cách xử lý khá đơn giản: Bạn chỉ cần cho Shutter gấp đôi số Frame rate là xong. Ví dụ bạn đang quay ở Frame rate 25 hình/giây thì bạn chỉ cần chỉnh Shutter về thông số 1/50 là xong, tắt thở! À quên, hết thở!

Cách 3: Phòng bệnh tận gốc. Thay vì “mất bò mới lo làm chuồng” chúng ta chủ động thay thế “nguồn bệnh” ngay từ đầu là được. Tức là thay thế hết các loại đèn gây ra hiện tượng thở bằng đèn Led là xong (đèn Led vẫn có loại “rởm” bị thở đấy nhé nhưng loại tốt thì chắc chắn không thở). Để chắc ăn thì trước khi mua đèn, bạn cứ đưa điện thoại lên quay thử là biết ngay có bị thở hay không. Rồi hẵng mua về nhé.

Đây, cũng vì muốn phòng bệnh tận gốc nên nhà tôi mới thay một loạt đèn huỳnh quang bằng đèn Led tiết kiệm điện (chi phí rất “hạt rẻ”, khoảng 70k 1 đèn Led 1m2 và tiền công thay 50k là xong). Từ giờ yên tâm thoải mái quay Video khóa học và tiền điện hàng tháng dễ thở hơn:

Chúc các bạn không bao giờ “dính” phải căn bệnh oái oăm này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian ngồi đọc tới tận đây, hẹn sớm gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Tác giả Vũ Trung Hiếu.

Comments

comments

Filed Under: BLOG

Bài viết mới nhất

  • V3D Laptop đổi tên thành V3D Camera
  • [Thực hành 3/4] Hướng dẫn tự làm hình thumbnail cho Video Marketing của bạn (bằng điện thoại)
  • [Thực hành 2/4] Ký sự bán sản phẩm “khó bán” bằng Video Marketing bên ngoài thực tế
  • 7 mẹo vặt HAY NHẤT trong Video Marketing
  • 3 SAI LẦM thường gặp khi bạn ĐỊNH GIÁ 1 sản phẩm (hoặc 1 chuỗi sản phẩm)

Tìm kiếm trong Blog

Copyright © Vũ Trung Hiếu 2017

  • QUÀ TẶNG
  • KHÓA HỌC
  • TÁC GIẢ
  • LIÊN HỆ